Những điều cần biết về chức năng Booster trên bếp từ

Hiện nay, rất nhiều hãng thêm chức năng Booster trên bếp từ. Chức năng Booster giúp việc nấu ăn hay đun sôi nước thực hiện một cách nhanh chóng. Vậy, tính năng Booster là gì và có lợi ích gì đối với người sử dụng bếp từ?

Chức năng Booster là gì?

Booster là chức năng giúp các thiết bị bếp từ gia tăng nhiệt nhanh chóng trên các vùng nấu, với mức công suất của bếp khi sử dụng Booster vượt qua công suất định mức của bếp. Ví dụ vùng nấu được ghi công suất tối đa là 2000Wh thì khi bạn kích hoạt chức năng Booster, công suất sẽ được đẩy lên 3000Wh rất nhanh.

Chức năng Booster nấu siêu tốc trên bếp từ thường được kí hiệu bằng các biểu tượng như “P” hoay “B”. Đây thực chất là phím tắt giúp người dùng nhanh chóng đẩy công suất của bếp lên lớn hơn mức sử dụng bình thường.

Sau khi sử dụng chức năng Booster công suất được đẩy lên cực đại (ví dụ ở đây là 3000W) chỉ tồn tại trong khoảng từ 5-10 phút rồi tự có cơ chế hạ công suất (nếu bạn không hạ) để về mức công suất cài đặt mặc định của nó, nếu nhấc xoong nồi ra khỏi bếp khi chức năng booster đang kích hoạt thì chức năng này vẫn hoạt động và tiếp tục đếm ngược thời gian kết thúc.

Nhung dieu can biet ve chuc nang Booster tren bep tu - Thiết bị nhà bếp cao cấp

Hướng dẫn kích hoạt chức năng Booster trên bếp từ

  • Bắt đầu khởi động bếp
  • Sau khi đã chọn được vùng nấu, bạn cần nhấn vào biểu tượng Booster (P) trên mặt bảng điều khiển của bếp
  • Màn hình bàn phím hiển thị Kí hiệu P sáng có nghĩa chức năng booster đã được kích hoạt. Để tắt chức năng booster bạn chạm vào kí hiệu chữ P lần nữa hoặc giảm nhiệt độ vùng nấu xuống bằng phím +/- (đối với bàn phím cảm ứng chạm) hoặc trượt ngón tay trên phím điều khiển công suất về bên trái (đối với bàn phím trượt Slide).
  • Khi sử dụng booster có thể vùng nấu còn lại bạn không sử dụng hoặc nếu sử dụng thì nên điều chỉnh nhiệt độ vùng nấu còn lại giảm xuống khoảng mức 2 để bếp không vượt quá mức công suất tổng cho phép. Thông thường chức năng Booster hoạt động trong vòng 5-10 phút sẽ tự động tắt để không gây quá tải quá áp.

chuc nang booster tren bep tu chefs - Thiết bị nhà bếp cao cấp

Lợi ích khi sử dụng chức năng Booster trên bếp từ

Khi bạn sử dụng sản phẩm bếp từ có chức năng booster thì đầu tiên lợi ích cũng như công dụng chính của tính năng này là giúp đẩy nhanh, rút ngắn thời gian nấu lên đến hơn đến 50%. Thường thì Booster được lựa chọn trong hầu hết các trường hợp đun chất lỏng như đun sôi nước để luộc rau, nấu canh…

Ngoài việc tiết kiệm thời gian đun nấu, thì việc tập trung công suất để tạo ra một nhiệt lượng lớn cũng giúp bạn nấu ăn ngon hơn. Ví dụ với các món xào, rau quả luộc, hấp, bittet,… đòi hòi phải có nhiệt cao, đồng thời nấu thật nhanh để món ăn không bị chảy nước, dai, mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, không chỉ để dùng trong lúc gấp gáp, bạn cũng có thể lợi dụng Booster để chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, đúng điệu.

chuc nang booster tren bep tu loi ich - Thiết bị nhà bếp cao cấp

Hạn chế khi sử dụng chức năng Booster trên bếp từ

Thực tế, bếp từ vốn là thiết bị nấu nướng nhanh với hiệu suất đạt đến hơn 90% và bạn có thể không cần đến Booster nếu không quá gấp gáp và vẫn có thể đun nấu nhanh nhờ nguyên lý hoạt động của dòng điện fuco tập trung sinh nhiệt hoàn toàn ở khu vực đáy nồi.

Với mức công suất gấp 1,3 – 1,5 lần mức tốt đa, nếu người dùng quá lạm dụng chức năng này sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp bởi gây ra hiện tượng bếp từ bị sốc nhiệt, đoản mạch do gia tăng điện áp đột ngột khiến các bo mạch và các linh kiện khác bị hư hỏng.

Lưu ý khi sử dụng chức năng Booster trên bếp từ

– Do booster là chức năng tăng công suất lớn hơn so với mức công suất cao ở mức bình thường, không nên sử dụng chức năng này liên tục trong thời gian ngắn vì bếp của bạn sẽ bị sốc nhiệt, đoản mạch do tăng điện áp đột ngột.

– Trường hợp bạn nấu ăn vượt công suất tổng cho phép, bếp tự ngắt là hoàn toàn bình thường đảm bảo không gây quá tải quá áp, giúp bạn nấu ăn an toàn.

– Khi bếp tự ngắt mà bạn vẫn cần tiếp tục nấu nướng thì trước hết bạn cần để bếp nguội bớt đi trong vòng vài phút (hệ thống tản nhiệt sẽ giúp làm mát mạch điện tử), sau khi khởi động lại vùng nấu bạn cần giảm mức công suất nấu ăn của từng vùng nấu đi để phù hợp với nguồn điện áp trong gia đình để tránh quá tải.

– Không nên sử dụng quá nhiều lần chức năng booster trong thời gian dài vì như thế sẽ giảm tuổi thọ, ảnh hưởng đến độ bền của bếp.

Bài viết liên quan